Mình có đọc qua diễn đàn ĐTVT thấy tông tin này cũng tương đối bổ ích và có những nhận xét nhiều chiều về chuyên ngành ĐTVT mà chúng ta đang học.Post lên cho mọi người cùng tham khảo...
1.Giới thiệu về ngành ĐTVT
1.1 Giới thiệu chung
Từ chiếc máy điện báo đầu tiên mang tên Con vịt xấu xí của Morse, đến nay, ngành Điện tử Viễn thông đã tạo nên một mạng lưới thông tin liên lạc bao quát toàn thế giới được ví như hệ thần kinh của Trái Đất. Bước chân vào ngành này, bạn có thể trở thành nhà nghiên cứu, sáng tạo các công nghệ mới, thiết bị Điện tử Viễn thông mới hay làm việc trong lĩnh vực mạng, viễn thông, lĩnh vực định vị dẫn đường, lĩnh vực điện tử y sinh, lĩnh vực âm thanh, hình ảnh...
Điện tử Viễn thông là ngành sử dụng những công nghệ tiên tiến để tạo nên các thiết bị giúp cho việc truy suất thông tin mà cá nhân hoặc tổ chức muốn có.
Kỹ sư Điện tử Viễn thông làm việc tại các công ty sản xuất, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm điện tử, các nhà cung cấp dịch vụ Internet, các công ty viễn thông truyền số liệu, các công ty điện thoại di động, các công ty truyền tin qua hệ thống vệ tinh, các công ty tư vấn giải pháp và kinh doanh các dịch vụ Điện tử Viễn thông v.v... Công việc của họ gắn liền với những phòng thí nghiệm, phòng kỹ thuật và máy móc hiện đại.
Làm việc trong ngành này, bạn có thể lựa chọn một trong số các lĩnh vực sau:
- Nghiên cứu sáng tạo các thiết bị điện tử - máy tính - viễn thông mới
- Mạng máy tính và mạng viễn thông
- Định vị dẫn đường (trong ngành hàng không và hàng hải)
Ngành Điện tử Viễn thông đưa tri thức của loài người đến mỗi người và ngược lại, tạo ra một thế giới thân thiện và gần gũi nhau. Ở Việt Nam, ngành Điện tử Viễn thông đóng vai trò quan trọng, tích cực đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Nhu cầu về nhân lực trong ngành rất lớn.
2.Các hướng nghiên cứu,làm việc chuyên môn của ngành ĐTVT
2.1.Hướng điện tử (Electronics) -Vi điện tử, công nghệ và thiết kế vi mạch, vi cơ điện tử, giới thiệu điện tử nano.
-Công nghệ bán dẫn và linh kiện ở Nhật sẽ sớm vượt qua hai công nghệp khổng lồ là sắt thép và ô tô. Xuất khẩu điện tử (và linh kiện máy tính) trong nước đạt 1,5 tỷ đô la/năm. Công ty Nidec (Nhật) công bố đầu tư trên 1 tỷ đô la riêng ở Khu công nghệp cao Tp.HCM. Nhiều công ty điện tử Việt nam đã có các thương hiệu điện tử riêng rất thành công (Hanel, Vitek, Belco, Tiến Đạt...).Như mọi người thấy đa số các cty trên đều rất mạnh ở miền Nam.Ngoài Bắc thì thường có nước ngoài Sony,samsung,Canon...
2.2.Hướng máy tính và hệ thống nhúng(Computer and Embeded systems) -Kiến trúc bộ xử lý và máy tính, hệ điều hành, giao tiếp và thu nhận dữ liệu, hệ thống nhúng.
-Công ty Canon (Nhật) mở nhà máy sản xuất máy in laser lớn nhất thế giới ở Việt nam, Công ty Intel (Mỹ) (lớn nhất thế giới về linh kiện máy tính) sẽ đầu tư hơn 1 tỷ đô la vào Viêt Nam.
2.3. Hướng Viễn thông và Mạng(Telecommunications and Network) -Mạng dữ liệu và truyền thông, truyền thông không dây và di động, truyền thông quang, thiết kế cao tần và không dây, an ninh mạng và CSDL.
-Trên thế giới ngành công nghiệp viễn thông đang ở vị trí thứ ba sau ngành hàng không và ngân hàng nhưng theo dự kiến sẽ tiến lên vị trí số 1 về giá trị. Doanh thu từ dịch vụ viễn thông và Internet của Việt nam sẽ đạt 3,5 tỷ đô la/năm trong vài năm tới và trở thành nền kinh tế mũi nhọn. Nhà nước sẽ đầu tư lớn vào viễn thông nông thôn.
2.4. Hướng điện tử y sinh(Biomedical Electronics) -Đo đạc và xử lý tín hiệu, phần mềm, thiết bị.
Lĩnh vực y tế là nơi ứng dụng trình độ cao điện tử và tin học cho việc xử lý tín hiệu (điện tim, điện não, siêu âm, chụp cắt lớp...) và thiết bị (có cái có giá trị vài trăm ngàn đô la trở lên). Công nghệ sinh học là ngành mũi nhọn của nhiều nước và nước ta. Khoa học, công nghệ, thiết bị ứng dụng vào đây rất hiện đại.
Chúc tất cả mọi người học tập tốt...!